Một mùa Giáng Sinh tràn đầy tình thương của Ngôi Hai
xuống thế Làm người và một năm mới an vui – hạnh phúc
TÁC GIẢ BÀI THÁNH CA BẤT HỦ:
"HANG
BÊ-LEM"
Hang Bêlem đã làm tôi vô cùng xúc động.Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…
Nằm trong hang đá, nơi máng lừa
Trông hang Bêlem…
Câu hát
ấy, giai điệu ấy, bài thánh ca ấy đã có số tuổi lớn hơn tuổi tôi! Khi tôi biết nghe,
biết nói, biết đi đến nhà thờ là đã có bài hát ấy. Đó cũng là bài thánh ca đầu
tiên mà tôi thuộc lòng vào mỗi dịp Giáng sinh của một thời ấu thơ. Mãi đến bây
giờ, tóc đã bắt đầu nhuộm màu sương khói…bài hát ấy là bài thánh ca duy nhất mà
tôi còn thuộc
nằm lòng.
Cái gì đã làm cho bài hát rất giản dị, sáng trong ấy tồn mãi trong lòng người? Và ai dám bảo là nó sẽ không tồn tại mãi đến đời sau ? Hồi còn sinh tiền, cố nhạc sĩ Hải Linh đã có lần kể về sự ra đời của bài hát Hang Bê-lem:
"Đó là bài đầu tiên mà tôi viết vào tháng 11 năm 1945. Lúc ấy tôi được 25 tuổi và đang dạy học ở trường thầy Giảng Bùi Chu.
Một hôm, tôi đi ngang qua Tòa sọan bán nguyệt san Đường Sống ở Nam Định, ông Minh Châu-chủ nhiệm-thấy tôi thường hay hát nên đố tôi làm được một bài để đăng vào báo Đường Sống nhân mùa Giáng Sinh. Tôi nhận lời và hẹn ba ngày sau trở lại.
Sau ba ngày tôi đưa bản nhạc Hang Bê-lem tới Tòa soạn và tập sơ qua cho một số anh chị em trong Tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu mới thương lượng với tôi thế này : Ông sẽ chi phí cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội để tìm Mạnh Quỳnh và thuê Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ. Sau khi đã in 2000 số báo Đường Sống, ông Minh Châu sẽ cho tôi lại bản gỗ của bản nhạc. Tôi cũng đồng ý như vậy.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi đã in ra 500 bản với giá 3 hào hay 5 xu gì đó. Tôi gởi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ hát và nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Thật đúng tôi là một anh nhà quê ! Đối với thủ đô Hà Nội mà chỉ có gởi 10 bản nhạc !".
Bài Hang Bê-lem đã ra đời như thế, và đã được chính tác giả điều khiển ca đoàn nhà thờ chính tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh 1945. Chính nhờ sự thành công của bài hát này, thầy Phanxicô Hải Linh (tên thật là Trần văn Linh, quê xứ Ứng Luật, Kim Sơn, Ninh Bình) đã được Giám Mục Phát Diệm gởi đi du học ở Âu Châu vào năm 1950. Học nhạc ở Ý và học sáng tác ở Paris.
Vũ Duy Giang (CG&DT790)
nằm lòng.
Cái gì đã làm cho bài hát rất giản dị, sáng trong ấy tồn mãi trong lòng người? Và ai dám bảo là nó sẽ không tồn tại mãi đến đời sau ? Hồi còn sinh tiền, cố nhạc sĩ Hải Linh đã có lần kể về sự ra đời của bài hát Hang Bê-lem:
"Đó là bài đầu tiên mà tôi viết vào tháng 11 năm 1945. Lúc ấy tôi được 25 tuổi và đang dạy học ở trường thầy Giảng Bùi Chu.
Một hôm, tôi đi ngang qua Tòa sọan bán nguyệt san Đường Sống ở Nam Định, ông Minh Châu-chủ nhiệm-thấy tôi thường hay hát nên đố tôi làm được một bài để đăng vào báo Đường Sống nhân mùa Giáng Sinh. Tôi nhận lời và hẹn ba ngày sau trở lại.
Sau ba ngày tôi đưa bản nhạc Hang Bê-lem tới Tòa soạn và tập sơ qua cho một số anh chị em trong Tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu mới thương lượng với tôi thế này : Ông sẽ chi phí cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội để tìm Mạnh Quỳnh và thuê Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ. Sau khi đã in 2000 số báo Đường Sống, ông Minh Châu sẽ cho tôi lại bản gỗ của bản nhạc. Tôi cũng đồng ý như vậy.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi đã in ra 500 bản với giá 3 hào hay 5 xu gì đó. Tôi gởi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ hát và nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Thật đúng tôi là một anh nhà quê ! Đối với thủ đô Hà Nội mà chỉ có gởi 10 bản nhạc !".
Bài Hang Bê-lem đã ra đời như thế, và đã được chính tác giả điều khiển ca đoàn nhà thờ chính tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh 1945. Chính nhờ sự thành công của bài hát này, thầy Phanxicô Hải Linh (tên thật là Trần văn Linh, quê xứ Ứng Luật, Kim Sơn, Ninh Bình) đã được Giám Mục Phát Diệm gởi đi du học ở Âu Châu vào năm 1950. Học nhạc ở Ý và học sáng tác ở Paris.
Vũ Duy Giang (CG&DT790)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]