BỔN
PHẬN LÀM CON
Hc 3, 1- 16
Đây là phần bình giải tốt nhất cho điều răn thứ tư trong mười điều răn của Thiên Chúa do ông Môse truyền lại, về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Bài Huấn ca thật sắc nét, tuyệt vời, nâng cao tinh thần hiếu kính của người con đối với cha mẹ. Chúng ta hãy để lòng thinh lặng và đi vào nội tâm mình. Bài Huấn ca này có đụng chạm chút nào tới mình không? Tôi đã đối xử với cha mẹ thế nào? Đã sống điều răn thứ tư của Chúa cho đúng nghĩa vẹn toàn chưa? Xin cho con sống điều răn này với lòng yêu mến chân thành, luôn quý trọng kính yêu cha mẹ. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm thiếu sót của con đối với cha mẹ.
1.Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái.
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ.
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
Ta còn cha hoặc mẹ là ơn phúc vô cùng quý giá, cha mẹ càng lớn tuổi già nua thì niềm vinh phúc của ta càng lớn. Thờ cha kính mẹ là công đức lớn lao dành cho ta. Nếu cha mẹ còn ở với mình bao lâu thì ta càng có nhiều cơ hội tích lũy công đức. Thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, lỗi lầm của ta nhiều vô kể. Thiếu sót với anh em, vô tình xúc phạm, làm thiệt hại, lỗi đức bác ái, gây chia rẽ, hận thù…ta có cha để bù đắp bao nhiêu lỗi lầm trong đời. Kính mẹ thì tích lũy kho báu, không phải thứ kho báu hay hư nát, của cải vật chất đời này không tồn tại, nhưng kho báu trên trời vĩnh cửu không bao giờ sợ hư mất. Dù cha mẹ có khó khăn, nghiêm khắc, quyết đoán, hoặc cha mẹ có lỗi lầm, sai phạm thì phận làm con vẫn một lòng yêu kính. Cha mẹ có trách mắng quở phạt thì con cái cũng đừng bất mãn, chống đối hay nổi loạn. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái. Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe. Tôn kính cha mẹ thì con cái sẽ là niềm hạnh phúc cho mình. Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của người con hiếu thảo, nhất là lời cầu nguyện đó dành cho cha mẹ. Và điều làm đẹp lòng cha mẹ nhất là vâng phục ý Chúa. Chúa Giêsu chịu mọi đau khổ cho đến chết trên Thập giá, Mẹ Maria rất đau đớn nhưng an lòng vì Con của Mẹ vâng lệnh Đức Chúa. Người con sống trong đường tội lỗi, bỏ các lề luật của Chúa, là người con bất hiếu, làm cho cha mẹ buồn phiền đau khổ.
2. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,
Để nhờ người mà con được chúc phúc,
Vì phúc lành của người cha,
Làm cho cửa nhà con cái bền vững.
Lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền.
Thảo kính cha mẹ bằng lời nói việc làm, lời nói đối với cha mẹ là lời ngoan hiền, vâng phục. Đừng lớn tiếng nặng lời với mẹ già, đừng chê bai, khinh rẻ cha già sức yếu. Người con luôn yêu thương giúp đỡ, tôn trọng và chăm sóc khi cha mẹ gặp khó khăn, sức khỏe yếu kém. Hãy làm cho các ngài vui lòng, để các ngài chúc lành cho ta, đừng làm cho các ngài tức giận buông lời nguyền rủa. Lời chúc phúc của cha mẹ là ơn phúc dồi dào, làm cho cửa nhà bền vững.
3. Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục…
Và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
Khi cha bị thất bại, xuống dốc, bị mọi người khinh chê, ruồng bỏ, là con đừng bỏ mặc, đừng xua đuổi, dù cha ta có làm điều gì sai trái thì ta cũng yêu thương, gần gũi trong lúc này. Là con cái thì phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê. Đừng vùi dập thêm khi mẹ mình yếu đuối lỗi lầm. Nhưng cần lời an ủi, nâng đỡ, yêu thương nhiều hơn.
4. Hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già,
Bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người.
Chăm sóc cha tuổi già, bệnh tật. Tuổi già thường sinh khó tính, nhưng cha mẹ già bao lâu còn sống là niềm vui và hạnh phúc cho con cháu. Chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già là một sự hy sinh quên đi bản thân mình, vì cha mẹ lúc này tay chân yếu ớt, vụng về, lại thêm lú lẫn, ta phải hết sức cảm thông, chịu đựng, đừng la lối, cằn nhằn, bực dọc làm buồn lòng các ngài. Tuổi già họ rất dễ tủi thân, ta phải nghĩ đến một lúc nào đó mình cũng sẽ giống các ngài, lúc đó tự mình không còn sức lo nổi cho mình nữa.
5. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên,
Và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con ngày con gặp khốn khó.
Lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên đối với Thiên Chúa và đối với con người, ta cũng luôn đề cao cảm phục lòng hiếu nghĩa, có bao nhiêu sách vở ca tụng chữ hiếu, có nhiều nhân vật được ghi chép lại trong sử sách vì lòng hiếu thảo với cha mẹ, không phải chỉ có điều răn thứ tư của Chúa, mà còn bao nhiêu sách thánh hiền nêu cao đạo hiếu. Lòng hiếu nghĩa đền bù tội lỗi cho ta và còn được Thiên Chúa nâng đỡ khi ta gặp khốn khó. Lời của Chúa sẽ thực hiện trong cuộc đời này và cả đời sau ta cũng được hưởng phúc của Chúa.
6. Ai bỏ rơi cha mình thì khác gì kẻ lộng ngôn,
Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.
Ai bỏ rơi cha mình khi già yếu, thì người đó không đáng được ca tụng, dù có tài giỏi, địa vị, hay làm được điều gì thì kẻ đó cũng chỉ là kẻ lộng ngôn, đáng bị khinh bỉ. Mẹ già yếu ớt, chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, người làm con phải hiểu biết, thông cảm, chăm sóc, đừng làm cho mẹ già buồn giận, đừng gay gắt nặng nề, đừng khinh rẻ, kẻ nào làm như thế đối với cha mẹ thì đáng bị Thiên Chúa nguyền rủa.
Xin cho con sống giữ trọn thảo hiếu, vâng phục cha mẹ. Kính trọng, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc đấng đã sinh thành dưỡng dục con.
Điều răn thứ tư là điều răn đứng đầu các điều răn yêu người, sau ba điều răn mến Chúa. Nếu không sống điều răn này thì chúng ta không thể nói tôi đã giữ luật yêu người. Xin gởi đến tất cả mọi người vì ai cũng có cha mẹ sinh thành dưỡng dục mình
Tặng hết mọi người.
Chúng ta hãy in thành một bản lớn để chỗ
trang trọng trong gia đình của mình.
1- Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái.
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ.
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
2- Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,
Để nhờ người mà con được chúc phúc,
Vì phúc lành của người cha,
Làm cho cửa nhà con cái bền vững.
Lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền.
3- Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục…
Và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
4- Hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già,
Bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người.
5- Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên,
Và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con ngày con gặp khốn khó.
6- Ai bỏ rơi cha mình thì khác gì kẻ lộng ngôn,
Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.
Maria Hường.(TCVN) Xin gởi tặng
huongtamthuong@yahoo.com.vn
Hc 3, 1- 16
Đây là phần bình giải tốt nhất cho điều răn thứ tư trong mười điều răn của Thiên Chúa do ông Môse truyền lại, về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Bài Huấn ca thật sắc nét, tuyệt vời, nâng cao tinh thần hiếu kính của người con đối với cha mẹ. Chúng ta hãy để lòng thinh lặng và đi vào nội tâm mình. Bài Huấn ca này có đụng chạm chút nào tới mình không? Tôi đã đối xử với cha mẹ thế nào? Đã sống điều răn thứ tư của Chúa cho đúng nghĩa vẹn toàn chưa? Xin cho con sống điều răn này với lòng yêu mến chân thành, luôn quý trọng kính yêu cha mẹ. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm thiếu sót của con đối với cha mẹ.
1.Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái.
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ.
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
Ta còn cha hoặc mẹ là ơn phúc vô cùng quý giá, cha mẹ càng lớn tuổi già nua thì niềm vinh phúc của ta càng lớn. Thờ cha kính mẹ là công đức lớn lao dành cho ta. Nếu cha mẹ còn ở với mình bao lâu thì ta càng có nhiều cơ hội tích lũy công đức. Thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, lỗi lầm của ta nhiều vô kể. Thiếu sót với anh em, vô tình xúc phạm, làm thiệt hại, lỗi đức bác ái, gây chia rẽ, hận thù…ta có cha để bù đắp bao nhiêu lỗi lầm trong đời. Kính mẹ thì tích lũy kho báu, không phải thứ kho báu hay hư nát, của cải vật chất đời này không tồn tại, nhưng kho báu trên trời vĩnh cửu không bao giờ sợ hư mất. Dù cha mẹ có khó khăn, nghiêm khắc, quyết đoán, hoặc cha mẹ có lỗi lầm, sai phạm thì phận làm con vẫn một lòng yêu kính. Cha mẹ có trách mắng quở phạt thì con cái cũng đừng bất mãn, chống đối hay nổi loạn. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái. Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe. Tôn kính cha mẹ thì con cái sẽ là niềm hạnh phúc cho mình. Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của người con hiếu thảo, nhất là lời cầu nguyện đó dành cho cha mẹ. Và điều làm đẹp lòng cha mẹ nhất là vâng phục ý Chúa. Chúa Giêsu chịu mọi đau khổ cho đến chết trên Thập giá, Mẹ Maria rất đau đớn nhưng an lòng vì Con của Mẹ vâng lệnh Đức Chúa. Người con sống trong đường tội lỗi, bỏ các lề luật của Chúa, là người con bất hiếu, làm cho cha mẹ buồn phiền đau khổ.
2. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,
Để nhờ người mà con được chúc phúc,
Vì phúc lành của người cha,
Làm cho cửa nhà con cái bền vững.
Lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền.
Thảo kính cha mẹ bằng lời nói việc làm, lời nói đối với cha mẹ là lời ngoan hiền, vâng phục. Đừng lớn tiếng nặng lời với mẹ già, đừng chê bai, khinh rẻ cha già sức yếu. Người con luôn yêu thương giúp đỡ, tôn trọng và chăm sóc khi cha mẹ gặp khó khăn, sức khỏe yếu kém. Hãy làm cho các ngài vui lòng, để các ngài chúc lành cho ta, đừng làm cho các ngài tức giận buông lời nguyền rủa. Lời chúc phúc của cha mẹ là ơn phúc dồi dào, làm cho cửa nhà bền vững.
3. Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục…
Và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
Khi cha bị thất bại, xuống dốc, bị mọi người khinh chê, ruồng bỏ, là con đừng bỏ mặc, đừng xua đuổi, dù cha ta có làm điều gì sai trái thì ta cũng yêu thương, gần gũi trong lúc này. Là con cái thì phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê. Đừng vùi dập thêm khi mẹ mình yếu đuối lỗi lầm. Nhưng cần lời an ủi, nâng đỡ, yêu thương nhiều hơn.
4. Hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già,
Bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người.
Chăm sóc cha tuổi già, bệnh tật. Tuổi già thường sinh khó tính, nhưng cha mẹ già bao lâu còn sống là niềm vui và hạnh phúc cho con cháu. Chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già là một sự hy sinh quên đi bản thân mình, vì cha mẹ lúc này tay chân yếu ớt, vụng về, lại thêm lú lẫn, ta phải hết sức cảm thông, chịu đựng, đừng la lối, cằn nhằn, bực dọc làm buồn lòng các ngài. Tuổi già họ rất dễ tủi thân, ta phải nghĩ đến một lúc nào đó mình cũng sẽ giống các ngài, lúc đó tự mình không còn sức lo nổi cho mình nữa.
5. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên,
Và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con ngày con gặp khốn khó.
Lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên đối với Thiên Chúa và đối với con người, ta cũng luôn đề cao cảm phục lòng hiếu nghĩa, có bao nhiêu sách vở ca tụng chữ hiếu, có nhiều nhân vật được ghi chép lại trong sử sách vì lòng hiếu thảo với cha mẹ, không phải chỉ có điều răn thứ tư của Chúa, mà còn bao nhiêu sách thánh hiền nêu cao đạo hiếu. Lòng hiếu nghĩa đền bù tội lỗi cho ta và còn được Thiên Chúa nâng đỡ khi ta gặp khốn khó. Lời của Chúa sẽ thực hiện trong cuộc đời này và cả đời sau ta cũng được hưởng phúc của Chúa.
6. Ai bỏ rơi cha mình thì khác gì kẻ lộng ngôn,
Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.
Ai bỏ rơi cha mình khi già yếu, thì người đó không đáng được ca tụng, dù có tài giỏi, địa vị, hay làm được điều gì thì kẻ đó cũng chỉ là kẻ lộng ngôn, đáng bị khinh bỉ. Mẹ già yếu ớt, chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, người làm con phải hiểu biết, thông cảm, chăm sóc, đừng làm cho mẹ già buồn giận, đừng gay gắt nặng nề, đừng khinh rẻ, kẻ nào làm như thế đối với cha mẹ thì đáng bị Thiên Chúa nguyền rủa.
Xin cho con sống giữ trọn thảo hiếu, vâng phục cha mẹ. Kính trọng, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc đấng đã sinh thành dưỡng dục con.
Điều răn thứ tư là điều răn đứng đầu các điều răn yêu người, sau ba điều răn mến Chúa. Nếu không sống điều răn này thì chúng ta không thể nói tôi đã giữ luật yêu người. Xin gởi đến tất cả mọi người vì ai cũng có cha mẹ sinh thành dưỡng dục mình
Tặng hết mọi người.
Chúng ta hãy in thành một bản lớn để chỗ
trang trọng trong gia đình của mình.
1- Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái.
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ.
Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
2- Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,
Để nhờ người mà con được chúc phúc,
Vì phúc lành của người cha,
Làm cho cửa nhà con cái bền vững.
Lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền.
3- Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục…
Và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
4- Hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già,
Bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người.
5- Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha không bị lãng quên,
Và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con ngày con gặp khốn khó.
6- Ai bỏ rơi cha mình thì khác gì kẻ lộng ngôn,
Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.
Maria Hường.(TCVN) Xin gởi tặng
huongtamthuong@yahoo.com.vn
DÂNG TÌNH MẸ CHA
Sáng tác: Nguyễn Văn Xuân - CS Thụy Nhiên
Lược truyện 24
hiếu tử
Trong: NHỊ THẬP TỨ HIẾU
Tác giả: Lý Văn Phức
Trong: NHỊ THẬP TỨ HIẾU
Tác giả: Lý Văn Phức
1.- NGU THUẤN
Vua Thuấn họ Diêu, tên hiệu là Thuấn, quốc hiệu là Đại Ngu, cha là Cổ Tẩu, (có mắt cũng như mù, vì không biết kẻ hay người dở, người đời bấy giờ mới tặng cho tên là Cổ Tẩu), mẹ đẻ mất sớm, mẹ kế là người ương gàn, em (cùng cha khác mẹ) là Tượng, tính lại hỗn xược, cha và mẹ kế cùng em ngày ngày chỉ kiếm cách để giết ngài đi; nhưng ngài vẫn một lòng trên hiếu với cha mẹ, dưới hòa cùng em, lòng hiếu cảm động đến trời, như khi cha ngài bắt ngài cày ruộng một mình ở núi Lịch Sơn, thì voi về cày ruộng, chim về nhặt cỏ. Khi sai ngài dánh cá ở hồ Lôi Trạch thì gió lặng sóng yên. Vua Nghiêu nghe tiếng, gọi gả hai con gái cho ngài và truyền ngôi cho ngài. Khi ngài làm vua, trong 18 năm chỉ ngồi gảy đàn, hát khúc Nam Phong mà thiên Hạ rất thái bình thịnh trị .
2.- VĂN ĐẾ
Vua Văn Đế nhà Hán, tên là Hằng, con thứ vua Hán Cao Tổ, em vua Huệ Đế, mẹ là Bạc Hậu (vợ lẽ vua Hán Cao Tổ), trước phong là Đại Vương, tức là thân vương ở đất Đại bên ngoài, tính rất hiếu, sau Huệ Đế chết không có con nối nghiệp, các quan trong triều đón ngài về làm vua. Khi ngài đã làm vua rồi, Bạc Hậu bị ốm trong ba năm trời, ngài lúc nào cũng đóng mũ áo đai cân đứng hầu mẹ, thức suốt đêm không dám ngủ, thuốc thang dâng đến, ngài tự nếm trước rồi mới dâng cho mẹ xơi, vì sợ có thuốc độc. Dân gian thấy ngài hiếu thảo như thế, ai cũng bắt chước, mọi người đều hiếu thảo cả, thiên hạ rất thịnh trị, không kém gì đời tam đại (nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu) ngày xưa.
3.- TĂNG TỬ
Tăng Tử tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ấp Vũ Thành nước Lỗ, sinh vào thời Xuân Thu, là học trò vào bậc giỏi của đức Khổng Tử, sau được liệt vào bậc tứ phối (bốn ông phối hưởng với đức Khổng Tử). Ông thờ cha mẹ rất hiếu, bữa ăn nào cũng có rượu thịt. Khi cha mẹ ăn xong, còn thừa lại món ăn, ông hỏi cha mẹ bảo để cho ai, thì ông vâng theo lời mà cho người ấy. Một hôm ông đi vào rừng kiếm củi vắng, ở nhà có khách đến chơi, mẹ ông không biết làm thế nào cho ông về ngay, bèn cắn ngón tay mình, để cho động lòng con, quả nhiên ông ở trong rừng thấy quặn đau trong dạ, ông vội gánh củi về ngay.
4.- MẪN TỬ KHIÊN
Tên chữ là Tổn, sinh vào đời Xuân Thu, học trò đức Khổng Tử, mẹ ông mất sớm, cha ông lấy người vợ sau (tức là mẹ kế) sinh được hai con. Mẹ kế đối với ông rất cay nghiệt, nhưng ông vẫn thờ cha và thờ mẹ kế rất hiếu . Mùa rét, mẹ kế cho hai con mình mặc áo bông dày, cho ông mặc áo bằng hoa lau, chứ không có bông. Ông tuy thấy không đủ ấm, nhưng kgông hề nói gì. Một hôm ông đẩy xe cho cha đi chơi, vì rét quá cóng tay, rời tay xe ra. Cha ông suy xét mãi mới biết là ông bị mẹ kế để cho mặc rét, cha ông tức lắm định đuổi ngay người vợ kế đi, ông khóc và cố kêu van với cha, xin đừng đuổi mẹ kế, vì rằng: có mẹ kế thì chỉ một mình ông bị rét thôi, nếu đuổi mẹ kế đi thì cả ba anh em ông cùng phải khổ sở cả. Cha ông nghe lời ông không bỏ người vợ kế nữa. Người mẹ kế nghe biết chuyện, về sau đối đãi với ông rất tốt, thành ra một người mẹ hiền.
5.- TỬ LỘ
Tử Lộ tên là Trọng Do, người ấp Biện, nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, là học trò đức Khổng Tử. Thờ cha mẹ rất hiếu, nhà nghèo, thường phải đi đội gạo đường xa trăm dặm về nuôi cha mẹ; bữa ăn không có thức ăn, phải ra vườn hái rau dền, rau muống về nấu canh cho cha mẹ ăn. Sau cha mẹ ông chết cả, ông mới đi sang nước Sở, được vua nước Sở dùng, cho làm quan sang, bổng lộc nhiều. Nghĩ đến công cha mẹ, ông lấy làm đau tủi, muốn lại được đi đội gạo và nấu canh rau để phụng dưỡng cha mẹ, thì không được nữa.
6.- DIỄM TỬ
Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ rất hiếu; cha mẹ tuổi già, mắt lòa, thèm uống sữa hươu, Diễm Tử lấy da hươu khô là áo mặc, giả làm hươu con, vào rừng lân la đến gần những con hươu mẹ để vắt lấy sữa. Một hôm gặp bọn người đi săn, tưởng là hươu con, dương cung toan bắn, Diễm Tử vội bỏ lốt hươu con ra và bày tỏ cho người đi săn biết, người ấy mới thôi không bắn nữa.
7.- LÃO LAI TỬ
Lão Lai Tử người nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi hãy còn cha mẹ. Ông thờ cha mẹ rất hiếu. Không muốn để cho cha mẹ thấy ông đã già mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, nhởn nhơ múa hát trước mặt cha mẹ, lại có khi ông bưng nước hầu cha mẹ, ông giả cách ngã, rồi khóc oa oa, làm như đứa trẻ lên 7 lên 3 vậy. Ý ông là cốt để làm cho cha mẹ lúc nào cũng vui vẻ trong lòng.
8.- ĐỔNG VĨNH
Đổng Vĩnh sinh vào đời Hậu Hán, nhà nghèo, tính rất hiếu, cha chết không có tiền chôn cất, phải đến một nhà giàu ở làng khác, vay tiền công dệt non, hẹn sau sẽ dệt trả 300 tấm lụa. Khi vay được tiền về chôn cất cha xong rồi, định đi đến nhà giàu để dệt trả lụa, đi được nửa đường, thì gặp một người con gái xin kết làm vợ chồng, nhưng giao hẹn hãy cùng đi đến nhà giàu kia dệt lụa trả nợ đã, rồi mới về ăn ở cùng nhau. Khi đã dệt đủ 300 tấm lụa, trả nợ xong rồi, hai người cùng về, đến chỗ gặp nhau khi trước, thì người con gái ấy biến mất. Vì Đổng Vĩnh có lòng hiếu thảo cảm động đến trời. nên Trời sai tiên nữ xuống giúp.
9.- QUÁCH CỰ
Quách Cự sinh vào đời nhà Hán, cửa nhà sa sút, thờ mẹ rất hiếu. Hai vợ chồng mới sinh được một đứa con lên 3 tuổi, ông thường thấy bữa ăn mẹ ông không dám ăn no, cứ bớt lại để phần cho con mình ăn, vợ chồng bàn nhau rằng : vợ chồng mình đương thì sinh đẻ, mẹ già chỉ có một lần, đã chẳng phụng dưỡng mẹ được sung túc, lại để cho con mình xẻ ngọt chia bùi của mẹ, thì không phải đạo. Bèn bàn nhau đào hố đem chôn đứa con đi; vợ cũng nghe theo lời ông. Khi đào hố mới được đâu độ 3 thước, thì thấy có một hũ vàng, trên có chữ đề là: "hiếu tử Quách Cự, hoàng kim nhất hũ, dụng dĩ tứ nhữ". Nghĩa là: "người con hiếu là Quách Cự, một hũ vàng đây để cho mày ". Hai vợ chồng lại đem con về.
10.- KHƯƠNG THI
Khương Thi sinh vào đời nhà Hán, vợ là Bàng thị; hai vợ chồng đều hiếu thảo cả. Mẹ chồng muốn uống nước sông, Bàng thị hàng ngày đi gánh nước ở sông xa về. Trời rét, mẹ muốn ăn gỏi cá tươi, vợ chồng cố đi tìm kiếm cho được đủ thứ đem về. Lại sợ mẹ có một mình buồn, thường thường mời các bà già ở hàng xóm sang chơi với mẹ cho vui. Sau tự nhiên ở bên cạnh nhà có suối nước ngọt chảy ra, đúng như vị nước sông và ở suối ấy hàng ngày lại có hai con cá chép, đủ dùng làm gỏi ghém. Từ đấy vợ chồng không phải đi quảy nước sông và đi kiếm cá nữa.
11.- THÁI THUẬN
Thái Thuận sinh vào đời nhà Hán, nhà nghèo, mồ côi cha từ thủa bé, thờ mẹ rất có hiếu. Bị năm loạn lạc kém đói, phải đi vào rừng tìm kiếm những quả dâu chín đem về ăn cho đỡ đói. Tìm được quả nào chín đem để ra một bên. Gặp người tướng giặc Xích My đi qua, trông thấy hỏi: "Vì cớ gì để làm hai nơi như thế?" Ông trả lời: "Quả nào chín đen thì ngọt, để riêng để biếu mẹ tôi, còn quả nào đỏ thì chua, để riêng tôi ăn". Người tướng giặc khen là có hiếu, bèn truyền quân lấy ra một thúng gạo và một cái đùi trâu để tặng ông.
12.- ĐINH LAN
Đinh Lan sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha mẹ từ lúc bé, đến khi lớn lên, nhớ ơn cha mẹ thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để phụng thờ, ngày thì dâng hai bữa cơm, tối thì sửa soạn chăn gối, hầu hạ chăm nom như lúc cha mẹ còn sống vậy. Phụng thờ như thế hằng mấy mươi năm, sau người vợ ông sinh ra nản lòng, có một hôm người vợ lấy kim châm vào kẽ tay tượng gỗ, tức thì có máu tươi chảy ra. Đến bữa cơm, ông bưng cơm vào cúng, thấy tượng gỗ rớm rớm nước mắt, ông xét kỹ mới biết là vì vợ ông châm kim vào tay tượng gỗ, ông tức thì đuổi bỏ ngay người vợ ấy đi.
13.- LỤC TÍCH
Lục Tích sinh vào đời Đông Hán, mới lên 6 tuổi, đã biết hiếu thảo. Có một hôm theo cha sang quận Cửu giang với Viên Thuật; Thuật làm tiệc thết đãi. Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy dấu 2 quả bỏ vào tay áo, khi ra về cúi chào Viên Thuật không may quít ở trong tay áo rơi ra, Thuật nói đùa: "Sao lấy quít dấu như thế?" Tích trả lời: "Vì mẹ tôi thích ăn quít, nhân thấy quít ngon, dấu đi vài quả đem về biếu mẹ tôi". Thuật khen là người có hiếu.
14.- GIANG CÁCH
Giang Cách sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha từ lúc bé, thờ mẹ rất hiếu, nhà nghèo, gặp buổi loạn lạc, cõng mẹ đi lánh nạn, giữa đường gặp bọn giặc toan bắt ông đi, Ông khóc van với giặc nói là ông còn mẹ già, chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau, nay bị bắt đi, thì không có ai nuôi mẹ già. Bọn giặc nghĩ thương tình, tha không bắt ông đi nữa, Ông cõng mẹ chạy về Hạ bì, rồi ông cố sức làm thuê làm mướn, cũng nuôi mẹ được no đủ qua cơn loạn lạc.
15.- HOÀNG HƯƠNG
Hoàng Hương sinh vào đời Đông Hán, năm lên chín tuổi mẹ chết, thương khóc thảm thiết, trong làng ai cũng khen là người có hiếu. Ở với cha, sớm khuya hầu hạ, không lúc nào rời, mùa đông thì nằm ủ vào chăn chiếu của cha để lấy hơi nóng của mình vào chăn chiếu cho cha khỏi lạnh, mùa hè thì lấy quạt quạt màn gối của cha cho hết hơi nóng, vì thế cha lúc nào cũng được vui vẻ, quanh năm không biết có mùa đông mùa hè. Quan thái thú quận ấy thấy Hương là người hiếu thảo, làm sớ tâu lên vua Hán ban cho Hương tấm biển chữ vàng là người con hiếu hạnh.
16.- VƯƠNG THÔI
Vương Thôi người nước Ngụy (đời Tam quốc) cha ông làm quan triều Ngụy, sau Tây Tấn diệt Ngụy, thống nhất thiên hạ, cha ông bị Tây Tấn giết hại, ông thương xót quá, phục ở bên mộ mà khóc mãi, đến nỗi nước mắt của ông chảy ra thấm xuống gốc cây trắc bên mồ tươi lại. Cả đời ông không bao giờ ngồi ngảnh mặt về hướng tây (vì Tây Tấn ở về phương tây ), để tỏ ý ông không làm tôi nhà Tây Tấn. Mẹ ông lúc sinh thời hay sợ sấm, nên khi mẹ ông chết rồi, hễ khi nào mưa có sấm, ông lại ra áp mồ và khấn rằng: "Có con ở đây rồi", để cho vong hồn mẹ khỏi sợ. Ông là người tài giỏi, vua nhà Tây Tấn thường mời ra làm quan, ông nhất định không chịu ra, ở nhà mở trường dạy học, mỗi khi ông giảng sách cho học trò, đến thiên Lục Nga trong Kinh Thi có câu rằng : "phụ hề sinh ngã" thì ông lại thương cha chảy nước mắt khóc. Vì thế, học trò cũng cảm động, bỏ thiên Lục Nga không dám đọc đến nữa,
17.- NGÔ MÃNH
Ngô Mãnh sinh vào đời nhà Tấn, lên 8 tuổi, thờ cha mẹ rất hiếu, nhà nghèo, mùa hè nhiều muỗi, không có tiền mua màn, ông sợ cha mẹ bị muỗi đốt không ngủ được, ông cởi trần nằm cho muỗi đốt, không dám xua, sợ rằng nếu mình xua đi thì muỗi lại đến đốt cha mẹ chăng?
18.- VƯƠNG TƯỜNG
Vương Tường sinh vào đời nhà Tấn, mẹ chết sớm, ở với cha, bị mẹ kế cay nghiệt, ngày thường xui dục, làm cho cha ông ghét bỏ ông, nhưng ông vẫn dốc lòng hiếu thảo với cha và mẹ kế. Mùa đông nước đóng váng, mẹ kế muốn ăn cá tươi, ông cởi trần nằm trên váng nước, để tìm cá, bỗng tự nhiên váng nước nứt đôi ra, có hai con cá chép nhảy lên, ông đem về cho mẹ kế xơi. Thấy ông hiếu thảo như thế, sau cha và mẹ kế ông cảm động, lại yêu quý ông lắm.
19.- DƯƠNG HƯƠNG
Dương Hương sinh vào đời nhà Tấn, mới 14 tuổi, tính rất hiếu, cha đi đâu cũng theo đi hầu. Có một hôm, hai cha con cùng đi thăm ruộng đường xa, giữa đường gặp con hổ nhảy sổ đến định vồ cha ông, ông tay không, quyết xông vào dánh nhau với hổ, hổ phải bỏ chạy, cha con đều được vô sự cả.
20.- MẠNH TÔNG
Mạnh Tông người ở Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, ở với mẹ, tính rất hiếu. Một hôm mẹ bị ốm, thèm ăn canh măng, nhưng vì khi ấy đương mùa đông, khó tìm được măng, ông lần vào rừng tre, một mình ngồi khóc, bỗng chốc có mấy giò măng mọc ở dưới đất lên, ông đem về nấu canh cho mẹ xơi, rồi mẹ khỏi ốm.
21.- SƯU KIM LÂU
Kim Lâu người nước Tề, tính rất hiếu, được bổ làm thái thú ở quận Bình Lăng, đến nhận chức chưa dược 10 hôm, bỗng tự nhiên thấy tâm thần bàng hoàng, mồ hôi chảy ra như tắm, ông biết là ở nhà có việc chẳng lành, bèn từ chức về quê ; khi về đến nhà thì cha bị ốm đã hai ngày, ông thấy thầy thuốc nói rằng: "Những người ốm mà phân đắng thì dễ chữa, không đáng lo ngại, người nào ốm mà phân ngọt, ông lấy làm lo ngại, cứ đêm đêm ba lần đốt hương hướng về sao Bắc Đẩu mà khấn, xin chết thay cho cha. Sau nằm thấy có người cầm một thẻ vàng có mấy chữ: "Sắc trời cho bình an". Ngày hôm sau cha ông được qua khỏi.
22.- THÔI PHỤ ĐƯỜNG THỊ
Đường thị là vợ một nhà họ Thôi, thờ mẹ chồng rất hiếu, mẹ chồng tuổi già răng móm, không nhai được cơm. Đường thị cứ hàng ngày tắm rửa sạch sẽ, rồi đến cho mẹ chồng bú; hằng mấy năm mẹ chồng không phải ăn cơm mà cũng no. Cảm ơn ấy mẹ chồng không biết lấy gì đáp lại, khi mẹ chồng sắp chết, có khấn nguyện với trời xin cho con cháu dâu nhà họ Thôi ngày sau, ai ai cũng được hiếu thảo như Đường thị cả. Rồi sau các con cháu dâu nhà họ Thôi bắt chước nhau người nào cũng hiếu thuận. Vì thế, nhà họ Thôi được hưng thịnh.
23.- CHU THỌ XƯƠNG
Chu Thọ Xương sinh vào đời nhà họ Tống, ông là con vợ thứ, năm ông lên bảy tuổi, thì mẹ đích ông đuổi mẹ ông đi, sau ông được làm quan, nghĩ đến công mẹ đẻ khó nhọc, nay mình được sung sướng, để mẹ đẻ lưu lạc trong lòng không đang. Ông quyết từ quan đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông có thề rằng: "Nếu không tìm thấy mẹ, thì chết cũng đành". Sau ngẫu nhiên đi đến Đồng Châu thì mẹ con gặp nhau. Mẹ con xa cách nhau đã 50 năm nay lại được gặp nhau, rất là vui vẻ, ông bèn đem mẹ về phụng dưỡng.
24.- HOÀNG ĐÌNH KIÊN
Hoàng đình Kiên sinh vào đời nhà Đường, làm quan đến chức Thái sử (quan coi việc chép sử) thờ cha mẹ rất hiếu, tuy mình làm quan sang, có nhiều đầy tớ hầu hạ nhưng các đồ của cha mẹ dùng để đại tiểu tiện, dù dơ bẩn đến đâu, ông cũng tự tay rửa lấy, không sai người nhà lau rửa bao giờ cả.
Vua Thuấn họ Diêu, tên hiệu là Thuấn, quốc hiệu là Đại Ngu, cha là Cổ Tẩu, (có mắt cũng như mù, vì không biết kẻ hay người dở, người đời bấy giờ mới tặng cho tên là Cổ Tẩu), mẹ đẻ mất sớm, mẹ kế là người ương gàn, em (cùng cha khác mẹ) là Tượng, tính lại hỗn xược, cha và mẹ kế cùng em ngày ngày chỉ kiếm cách để giết ngài đi; nhưng ngài vẫn một lòng trên hiếu với cha mẹ, dưới hòa cùng em, lòng hiếu cảm động đến trời, như khi cha ngài bắt ngài cày ruộng một mình ở núi Lịch Sơn, thì voi về cày ruộng, chim về nhặt cỏ. Khi sai ngài dánh cá ở hồ Lôi Trạch thì gió lặng sóng yên. Vua Nghiêu nghe tiếng, gọi gả hai con gái cho ngài và truyền ngôi cho ngài. Khi ngài làm vua, trong 18 năm chỉ ngồi gảy đàn, hát khúc Nam Phong mà thiên Hạ rất thái bình thịnh trị .
2.- VĂN ĐẾ
Vua Văn Đế nhà Hán, tên là Hằng, con thứ vua Hán Cao Tổ, em vua Huệ Đế, mẹ là Bạc Hậu (vợ lẽ vua Hán Cao Tổ), trước phong là Đại Vương, tức là thân vương ở đất Đại bên ngoài, tính rất hiếu, sau Huệ Đế chết không có con nối nghiệp, các quan trong triều đón ngài về làm vua. Khi ngài đã làm vua rồi, Bạc Hậu bị ốm trong ba năm trời, ngài lúc nào cũng đóng mũ áo đai cân đứng hầu mẹ, thức suốt đêm không dám ngủ, thuốc thang dâng đến, ngài tự nếm trước rồi mới dâng cho mẹ xơi, vì sợ có thuốc độc. Dân gian thấy ngài hiếu thảo như thế, ai cũng bắt chước, mọi người đều hiếu thảo cả, thiên hạ rất thịnh trị, không kém gì đời tam đại (nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu) ngày xưa.
3.- TĂNG TỬ
Tăng Tử tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ấp Vũ Thành nước Lỗ, sinh vào thời Xuân Thu, là học trò vào bậc giỏi của đức Khổng Tử, sau được liệt vào bậc tứ phối (bốn ông phối hưởng với đức Khổng Tử). Ông thờ cha mẹ rất hiếu, bữa ăn nào cũng có rượu thịt. Khi cha mẹ ăn xong, còn thừa lại món ăn, ông hỏi cha mẹ bảo để cho ai, thì ông vâng theo lời mà cho người ấy. Một hôm ông đi vào rừng kiếm củi vắng, ở nhà có khách đến chơi, mẹ ông không biết làm thế nào cho ông về ngay, bèn cắn ngón tay mình, để cho động lòng con, quả nhiên ông ở trong rừng thấy quặn đau trong dạ, ông vội gánh củi về ngay.
4.- MẪN TỬ KHIÊN
Tên chữ là Tổn, sinh vào đời Xuân Thu, học trò đức Khổng Tử, mẹ ông mất sớm, cha ông lấy người vợ sau (tức là mẹ kế) sinh được hai con. Mẹ kế đối với ông rất cay nghiệt, nhưng ông vẫn thờ cha và thờ mẹ kế rất hiếu . Mùa rét, mẹ kế cho hai con mình mặc áo bông dày, cho ông mặc áo bằng hoa lau, chứ không có bông. Ông tuy thấy không đủ ấm, nhưng kgông hề nói gì. Một hôm ông đẩy xe cho cha đi chơi, vì rét quá cóng tay, rời tay xe ra. Cha ông suy xét mãi mới biết là ông bị mẹ kế để cho mặc rét, cha ông tức lắm định đuổi ngay người vợ kế đi, ông khóc và cố kêu van với cha, xin đừng đuổi mẹ kế, vì rằng: có mẹ kế thì chỉ một mình ông bị rét thôi, nếu đuổi mẹ kế đi thì cả ba anh em ông cùng phải khổ sở cả. Cha ông nghe lời ông không bỏ người vợ kế nữa. Người mẹ kế nghe biết chuyện, về sau đối đãi với ông rất tốt, thành ra một người mẹ hiền.
5.- TỬ LỘ
Tử Lộ tên là Trọng Do, người ấp Biện, nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, là học trò đức Khổng Tử. Thờ cha mẹ rất hiếu, nhà nghèo, thường phải đi đội gạo đường xa trăm dặm về nuôi cha mẹ; bữa ăn không có thức ăn, phải ra vườn hái rau dền, rau muống về nấu canh cho cha mẹ ăn. Sau cha mẹ ông chết cả, ông mới đi sang nước Sở, được vua nước Sở dùng, cho làm quan sang, bổng lộc nhiều. Nghĩ đến công cha mẹ, ông lấy làm đau tủi, muốn lại được đi đội gạo và nấu canh rau để phụng dưỡng cha mẹ, thì không được nữa.
6.- DIỄM TỬ
Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ rất hiếu; cha mẹ tuổi già, mắt lòa, thèm uống sữa hươu, Diễm Tử lấy da hươu khô là áo mặc, giả làm hươu con, vào rừng lân la đến gần những con hươu mẹ để vắt lấy sữa. Một hôm gặp bọn người đi săn, tưởng là hươu con, dương cung toan bắn, Diễm Tử vội bỏ lốt hươu con ra và bày tỏ cho người đi săn biết, người ấy mới thôi không bắn nữa.
7.- LÃO LAI TỬ
Lão Lai Tử người nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi hãy còn cha mẹ. Ông thờ cha mẹ rất hiếu. Không muốn để cho cha mẹ thấy ông đã già mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, nhởn nhơ múa hát trước mặt cha mẹ, lại có khi ông bưng nước hầu cha mẹ, ông giả cách ngã, rồi khóc oa oa, làm như đứa trẻ lên 7 lên 3 vậy. Ý ông là cốt để làm cho cha mẹ lúc nào cũng vui vẻ trong lòng.
8.- ĐỔNG VĨNH
Đổng Vĩnh sinh vào đời Hậu Hán, nhà nghèo, tính rất hiếu, cha chết không có tiền chôn cất, phải đến một nhà giàu ở làng khác, vay tiền công dệt non, hẹn sau sẽ dệt trả 300 tấm lụa. Khi vay được tiền về chôn cất cha xong rồi, định đi đến nhà giàu để dệt trả lụa, đi được nửa đường, thì gặp một người con gái xin kết làm vợ chồng, nhưng giao hẹn hãy cùng đi đến nhà giàu kia dệt lụa trả nợ đã, rồi mới về ăn ở cùng nhau. Khi đã dệt đủ 300 tấm lụa, trả nợ xong rồi, hai người cùng về, đến chỗ gặp nhau khi trước, thì người con gái ấy biến mất. Vì Đổng Vĩnh có lòng hiếu thảo cảm động đến trời. nên Trời sai tiên nữ xuống giúp.
9.- QUÁCH CỰ
Quách Cự sinh vào đời nhà Hán, cửa nhà sa sút, thờ mẹ rất hiếu. Hai vợ chồng mới sinh được một đứa con lên 3 tuổi, ông thường thấy bữa ăn mẹ ông không dám ăn no, cứ bớt lại để phần cho con mình ăn, vợ chồng bàn nhau rằng : vợ chồng mình đương thì sinh đẻ, mẹ già chỉ có một lần, đã chẳng phụng dưỡng mẹ được sung túc, lại để cho con mình xẻ ngọt chia bùi của mẹ, thì không phải đạo. Bèn bàn nhau đào hố đem chôn đứa con đi; vợ cũng nghe theo lời ông. Khi đào hố mới được đâu độ 3 thước, thì thấy có một hũ vàng, trên có chữ đề là: "hiếu tử Quách Cự, hoàng kim nhất hũ, dụng dĩ tứ nhữ". Nghĩa là: "người con hiếu là Quách Cự, một hũ vàng đây để cho mày ". Hai vợ chồng lại đem con về.
10.- KHƯƠNG THI
Khương Thi sinh vào đời nhà Hán, vợ là Bàng thị; hai vợ chồng đều hiếu thảo cả. Mẹ chồng muốn uống nước sông, Bàng thị hàng ngày đi gánh nước ở sông xa về. Trời rét, mẹ muốn ăn gỏi cá tươi, vợ chồng cố đi tìm kiếm cho được đủ thứ đem về. Lại sợ mẹ có một mình buồn, thường thường mời các bà già ở hàng xóm sang chơi với mẹ cho vui. Sau tự nhiên ở bên cạnh nhà có suối nước ngọt chảy ra, đúng như vị nước sông và ở suối ấy hàng ngày lại có hai con cá chép, đủ dùng làm gỏi ghém. Từ đấy vợ chồng không phải đi quảy nước sông và đi kiếm cá nữa.
11.- THÁI THUẬN
Thái Thuận sinh vào đời nhà Hán, nhà nghèo, mồ côi cha từ thủa bé, thờ mẹ rất có hiếu. Bị năm loạn lạc kém đói, phải đi vào rừng tìm kiếm những quả dâu chín đem về ăn cho đỡ đói. Tìm được quả nào chín đem để ra một bên. Gặp người tướng giặc Xích My đi qua, trông thấy hỏi: "Vì cớ gì để làm hai nơi như thế?" Ông trả lời: "Quả nào chín đen thì ngọt, để riêng để biếu mẹ tôi, còn quả nào đỏ thì chua, để riêng tôi ăn". Người tướng giặc khen là có hiếu, bèn truyền quân lấy ra một thúng gạo và một cái đùi trâu để tặng ông.
12.- ĐINH LAN
Đinh Lan sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha mẹ từ lúc bé, đến khi lớn lên, nhớ ơn cha mẹ thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để phụng thờ, ngày thì dâng hai bữa cơm, tối thì sửa soạn chăn gối, hầu hạ chăm nom như lúc cha mẹ còn sống vậy. Phụng thờ như thế hằng mấy mươi năm, sau người vợ ông sinh ra nản lòng, có một hôm người vợ lấy kim châm vào kẽ tay tượng gỗ, tức thì có máu tươi chảy ra. Đến bữa cơm, ông bưng cơm vào cúng, thấy tượng gỗ rớm rớm nước mắt, ông xét kỹ mới biết là vì vợ ông châm kim vào tay tượng gỗ, ông tức thì đuổi bỏ ngay người vợ ấy đi.
13.- LỤC TÍCH
Lục Tích sinh vào đời Đông Hán, mới lên 6 tuổi, đã biết hiếu thảo. Có một hôm theo cha sang quận Cửu giang với Viên Thuật; Thuật làm tiệc thết đãi. Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy dấu 2 quả bỏ vào tay áo, khi ra về cúi chào Viên Thuật không may quít ở trong tay áo rơi ra, Thuật nói đùa: "Sao lấy quít dấu như thế?" Tích trả lời: "Vì mẹ tôi thích ăn quít, nhân thấy quít ngon, dấu đi vài quả đem về biếu mẹ tôi". Thuật khen là người có hiếu.
14.- GIANG CÁCH
Giang Cách sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha từ lúc bé, thờ mẹ rất hiếu, nhà nghèo, gặp buổi loạn lạc, cõng mẹ đi lánh nạn, giữa đường gặp bọn giặc toan bắt ông đi, Ông khóc van với giặc nói là ông còn mẹ già, chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau, nay bị bắt đi, thì không có ai nuôi mẹ già. Bọn giặc nghĩ thương tình, tha không bắt ông đi nữa, Ông cõng mẹ chạy về Hạ bì, rồi ông cố sức làm thuê làm mướn, cũng nuôi mẹ được no đủ qua cơn loạn lạc.
15.- HOÀNG HƯƠNG
Hoàng Hương sinh vào đời Đông Hán, năm lên chín tuổi mẹ chết, thương khóc thảm thiết, trong làng ai cũng khen là người có hiếu. Ở với cha, sớm khuya hầu hạ, không lúc nào rời, mùa đông thì nằm ủ vào chăn chiếu của cha để lấy hơi nóng của mình vào chăn chiếu cho cha khỏi lạnh, mùa hè thì lấy quạt quạt màn gối của cha cho hết hơi nóng, vì thế cha lúc nào cũng được vui vẻ, quanh năm không biết có mùa đông mùa hè. Quan thái thú quận ấy thấy Hương là người hiếu thảo, làm sớ tâu lên vua Hán ban cho Hương tấm biển chữ vàng là người con hiếu hạnh.
16.- VƯƠNG THÔI
Vương Thôi người nước Ngụy (đời Tam quốc) cha ông làm quan triều Ngụy, sau Tây Tấn diệt Ngụy, thống nhất thiên hạ, cha ông bị Tây Tấn giết hại, ông thương xót quá, phục ở bên mộ mà khóc mãi, đến nỗi nước mắt của ông chảy ra thấm xuống gốc cây trắc bên mồ tươi lại. Cả đời ông không bao giờ ngồi ngảnh mặt về hướng tây (vì Tây Tấn ở về phương tây ), để tỏ ý ông không làm tôi nhà Tây Tấn. Mẹ ông lúc sinh thời hay sợ sấm, nên khi mẹ ông chết rồi, hễ khi nào mưa có sấm, ông lại ra áp mồ và khấn rằng: "Có con ở đây rồi", để cho vong hồn mẹ khỏi sợ. Ông là người tài giỏi, vua nhà Tây Tấn thường mời ra làm quan, ông nhất định không chịu ra, ở nhà mở trường dạy học, mỗi khi ông giảng sách cho học trò, đến thiên Lục Nga trong Kinh Thi có câu rằng : "phụ hề sinh ngã" thì ông lại thương cha chảy nước mắt khóc. Vì thế, học trò cũng cảm động, bỏ thiên Lục Nga không dám đọc đến nữa,
17.- NGÔ MÃNH
Ngô Mãnh sinh vào đời nhà Tấn, lên 8 tuổi, thờ cha mẹ rất hiếu, nhà nghèo, mùa hè nhiều muỗi, không có tiền mua màn, ông sợ cha mẹ bị muỗi đốt không ngủ được, ông cởi trần nằm cho muỗi đốt, không dám xua, sợ rằng nếu mình xua đi thì muỗi lại đến đốt cha mẹ chăng?
18.- VƯƠNG TƯỜNG
Vương Tường sinh vào đời nhà Tấn, mẹ chết sớm, ở với cha, bị mẹ kế cay nghiệt, ngày thường xui dục, làm cho cha ông ghét bỏ ông, nhưng ông vẫn dốc lòng hiếu thảo với cha và mẹ kế. Mùa đông nước đóng váng, mẹ kế muốn ăn cá tươi, ông cởi trần nằm trên váng nước, để tìm cá, bỗng tự nhiên váng nước nứt đôi ra, có hai con cá chép nhảy lên, ông đem về cho mẹ kế xơi. Thấy ông hiếu thảo như thế, sau cha và mẹ kế ông cảm động, lại yêu quý ông lắm.
19.- DƯƠNG HƯƠNG
Dương Hương sinh vào đời nhà Tấn, mới 14 tuổi, tính rất hiếu, cha đi đâu cũng theo đi hầu. Có một hôm, hai cha con cùng đi thăm ruộng đường xa, giữa đường gặp con hổ nhảy sổ đến định vồ cha ông, ông tay không, quyết xông vào dánh nhau với hổ, hổ phải bỏ chạy, cha con đều được vô sự cả.
20.- MẠNH TÔNG
Mạnh Tông người ở Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, ở với mẹ, tính rất hiếu. Một hôm mẹ bị ốm, thèm ăn canh măng, nhưng vì khi ấy đương mùa đông, khó tìm được măng, ông lần vào rừng tre, một mình ngồi khóc, bỗng chốc có mấy giò măng mọc ở dưới đất lên, ông đem về nấu canh cho mẹ xơi, rồi mẹ khỏi ốm.
21.- SƯU KIM LÂU
Kim Lâu người nước Tề, tính rất hiếu, được bổ làm thái thú ở quận Bình Lăng, đến nhận chức chưa dược 10 hôm, bỗng tự nhiên thấy tâm thần bàng hoàng, mồ hôi chảy ra như tắm, ông biết là ở nhà có việc chẳng lành, bèn từ chức về quê ; khi về đến nhà thì cha bị ốm đã hai ngày, ông thấy thầy thuốc nói rằng: "Những người ốm mà phân đắng thì dễ chữa, không đáng lo ngại, người nào ốm mà phân ngọt, ông lấy làm lo ngại, cứ đêm đêm ba lần đốt hương hướng về sao Bắc Đẩu mà khấn, xin chết thay cho cha. Sau nằm thấy có người cầm một thẻ vàng có mấy chữ: "Sắc trời cho bình an". Ngày hôm sau cha ông được qua khỏi.
22.- THÔI PHỤ ĐƯỜNG THỊ
Đường thị là vợ một nhà họ Thôi, thờ mẹ chồng rất hiếu, mẹ chồng tuổi già răng móm, không nhai được cơm. Đường thị cứ hàng ngày tắm rửa sạch sẽ, rồi đến cho mẹ chồng bú; hằng mấy năm mẹ chồng không phải ăn cơm mà cũng no. Cảm ơn ấy mẹ chồng không biết lấy gì đáp lại, khi mẹ chồng sắp chết, có khấn nguyện với trời xin cho con cháu dâu nhà họ Thôi ngày sau, ai ai cũng được hiếu thảo như Đường thị cả. Rồi sau các con cháu dâu nhà họ Thôi bắt chước nhau người nào cũng hiếu thuận. Vì thế, nhà họ Thôi được hưng thịnh.
23.- CHU THỌ XƯƠNG
Chu Thọ Xương sinh vào đời nhà họ Tống, ông là con vợ thứ, năm ông lên bảy tuổi, thì mẹ đích ông đuổi mẹ ông đi, sau ông được làm quan, nghĩ đến công mẹ đẻ khó nhọc, nay mình được sung sướng, để mẹ đẻ lưu lạc trong lòng không đang. Ông quyết từ quan đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông có thề rằng: "Nếu không tìm thấy mẹ, thì chết cũng đành". Sau ngẫu nhiên đi đến Đồng Châu thì mẹ con gặp nhau. Mẹ con xa cách nhau đã 50 năm nay lại được gặp nhau, rất là vui vẻ, ông bèn đem mẹ về phụng dưỡng.
24.- HOÀNG ĐÌNH KIÊN
Hoàng đình Kiên sinh vào đời nhà Đường, làm quan đến chức Thái sử (quan coi việc chép sử) thờ cha mẹ rất hiếu, tuy mình làm quan sang, có nhiều đầy tớ hầu hạ nhưng các đồ của cha mẹ dùng để đại tiểu tiện, dù dơ bẩn đến đâu, ông cũng tự tay rửa lấy, không sai người nhà lau rửa bao giờ cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]