HỌC
HỎI THƯ CHUNG
HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010
BÀI THAM LUẬN:
SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NHỮNG THÁI ĐỘ
TRƯỚC THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA
VÀ ÁNH SÁNG TIN MỪNG
Nguyễn Văn Xuân (Gx Lạc Quang)
Tôi mệt mỏi
rã rời sau một ngày làm việc tăng ca vất vả trở về. Giờ này, thánh lễ chiều nơi
xứ đạo tôi cũng đã xong. Tôi lặng lẽ ghé vào một thánh đường còn mở cửa, không
một bóng người. Quì nơi góc thánh đường cầu nguyện. Tôi muốn nhìn lại chính tôi
giữa biển đời khổ hạnh, mênh mông vô tận này. Nhìn tôi, nhìn Chúa, nhìn người.
Lúc này, tôi nghĩ nhiều đến việc ngày 03 tháng 9 năm 2011 tôi về tham dự buổi “HỌC HỎI THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI
DÂN CHÚA 2010 TẠI GIÁO HẠT HÓC MÔN, (Giáo xứ Trung Chánh). Chính đề tài này đã
gợi trong tôi những thao thức nghĩ đến bản thân, gia đình làng xóm, xứ đạo, tôn
giáo và quê hương đất nước tôi.
Bản thân tôi thì cũng bị cuốn hút theo dòng chảy của đời. Gia đình tôi, các con tôi cũng chao đảo lao vào học hành, thêm giờ, thêm buổi, trường này, trường kia. Làng xóm tôi thì vội vã ngổn ngang với cơm áo gạo tiền, nhà ai nấy biết. Tất cả sự gần gũi Chúa hầu như rất ít. Còn xứ đạo tôi vẫn thế :” một ngày như mọi ngày” không thấy có gì đổi mới.
Quê hương đất nước tôi thì mỗi ngày mỗi tiến bộ văn minh. Đường xá trung ương lộ, thành phố lộ, huyện lộ, hương lộ thay đổi chóng mặt, nhà cao tầng mọc khắp nơi. Người ta đua đòi chạy theo vật chất với nền văn minh Âu Á tràn vào. Các chương trình, ti vi, e-mail, chat, internet... ngần ấy thứ đã đủ cho người ta không còn thời gian nghĩ đến Chúa.
Nhu cầu hưởng thụ càng cao, tiệc tùng linh đình to tát, ăn nhậu, họp lớp, họp bạn, giao tế, sinh nhật, thôi nôi, mừng thọ, nay bày ra kỉ niệm này, mai kỉ niệm kia, làm sao có dư tiền dành cho Chúa, mà Chúa thì rất cần tiền; Bởi vì ngoài trời kia giữa đêm đen, nơi vỉa hè thành phố, Chúa vẫn gõ cửa từng nhà. Chúa là công nhân, là phu quét đường, là người hành khất, Chúa là mảnh ván mục trên nước đọng sình lầy, Chúa sống trong những căn nhà ổ chuột. Người ta bắt Chúa làm đủ thứ trên biển đời khổ hạnh.
Tôi chợt nghĩ về mấy chục năm trước đây, chúng tôi cùng người dân thành phố Hồ Chí Minh này, xếp hàng nhau mua từng kí gạo, kí bo bo. cơm độn sắn khoai thường nhật. Nay ở mai về kinh tế mới. Đúng là thời điểm nhu cầu vật chất chỉ cần CƠM NO ÁO ẤM là đủ. Đi tìm một vũ truờng, một tụ điểm mại dâm, hát karaoke hay kiếm một túi heroin...; Những chuyện chia chồng sẻ vợ, li dị nhau đòi quyền bình đẳng phi luân, ông nem, bà chả quả thật hi hữu. Người ta nói nhiều đến Chúa hơn và bám lấy Chúa như một cứu cánh Thần Thánh, người ta chia sẻ với nhau những lời kinh nguyện. Tôi coi đây như là thời điểm tu thân tích đức vậy.
Giờ đây: Thời điểm của ĂN NGON MẶC ĐẸP, của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh, vật chất hoá,... Nhưng tôi lại thấy những khủng hoảng hóa, tham nhũng hóa, tệ nạn hóa , bạo lực hóa, lừa đảo, gian dối hóa, bất cập hóa, thực dụng hưởng lợi hóa, từ đó đã đẻ ra những vũ trường nhan nhản khắp nơi, mại dâm đứng xếp hàng chờ đến lượt, những tụ điểm hát karaoke, cà phê và bia ôm mọc như nấm. Hàng đống ống chích trơ trơ bên những xóm vắng, tha ma hay những căn nhà hoang như thách đố với nền đạo đức nhân bản của con người đang suy đồi. Bạn bè các con tôi lũ lượt ra trường, lao vào cuộc sống. Họp lớp, nhóm bạn, gặp nhau chẳng đứa nào nói chuyện đạo đức, toàn thầm so găng nhau qua công ăn việc làm, điện thoại di động, xe to, xe nhỏ, qua đồng lương cao thấp, địa vị xã hội, qua những cuộc giao tế ăn chơi ... Lúc này, người ta bán Chúa chứ không còn bám lấy Chúa như xưa.
Tượng thánh giá Chúa đeo dây dù trên cổ ngày xưa mẹ vẫn đeo, giờ còn ai đeo nữa, người ta đeo Chúa bằng vàng, càng to càng giá trị. Coi Chúa là những phương tiện trang sức khoe của. Đó là chưa kể trên những bộ ngực hở hang nơi vũ trường, những tụ điểm ăn chơi. Ơ nơi đó, chắc Chúa cũng phải nghẹt thở hay chóng mặt. Kinh Thánh, Kinh Phật gần như chỉ còn nhường lại cho những nhà chuyên môn. Gia đình ít còn tiếng kinh niệm tụng ngày nào. Tôi coi đây là thời điểm của sự tha hoá nền đạo đức của con người.
Đứng trước thực trạng trên, thực trạng Xã hội hóa như vậy chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng một con người đúng nghĩa, giữa hai phần:
-Đời sống vật chất.
-Đời sống tinh thần (tâm linh).
Trước những giông bão của nền văn minh vật chất ào ạt tràn vào với đầy tha hoá ấy, đang là một thách đố lớn với tất cả mọi tâm hồn muốn sống cho ra người, muốn làm con cái Thiên Chúa.
Một lệnh vụ lớn lao vô cùng với chúng ta nhất là trong “THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010”. Tôi coi như một sự thách đố giữa lòng thời đại.
Làm sao mỗi người chúng ta phải là một chứng tá đức tin!
Làm sao để mọi người không cùng tôn giáo, nhìn chúng ta phải nhận ra rằng họ là người Công giáo,
Linh hồn của tin mừng, chứng tá của đức tin là “Nền Văn Minh Tình Thương”, một nền văn minh biết chia sẻ cùng kẻ khác, với yêu thương và lòng nhân ái, yêu Chúa, yêu người cùng nhau đồng hành tiến về cùng đích là Cha trên trời.
Mọi người chúng ta là con cái Thiên Chúa, người trao ban xứ mạng là phải đi chài cá người, “Rao truyền Văn Hóa Sự Sống” đó là một lệnh vụ khẩn thiết mà ta từ chối, là từ chối chính Ngài. Kẻ không biết thì còn được tha thứ, kẻ biết mà không thi hành thì thật là đáng tội.
Muốn được vậy, mỗi người trong chúng ta phải sống và hành động theo tin mừng của Chúa. Hãy lấy tin mừng, sống và thực hành như lời Đức Khổng Tử:“tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Bằng con đường đó mới đem tin mừng lại cho khắp chúng sinh đang mê ngủ, đắm chìm giữa biển khổ sông sâu thời đại.
Hãy dành nhiều thời giờ tiền bạc cho Chúa, qua việc phục vụ anh em đồng loại của mình, ĐÓ LÀ XÂY DỰNG LẠI MỘT NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG ĐANG SAY NGỦ. Hãy là một vì sao sáng giữa bầu trời đêm đen sa đoạ của nhân loại. Hay một Têrêsa bé nhỏ với đầy nhân đức, đặc biệt là những ước mơ đẹp của Nàng, mà ước mơ đẹp nhất là xin được yêu Chúa như yêu mình, đem tin mừng chia sẻ cùng người khác...
Đứng trước một xã hội cái gì cũng hoá, ĐỦ MỌI THỨ HÓA. Tất cả những hóa này chuyển tiếp cho những hóa kia, và đưa đến cuối cùng là THA HÓA. Tại sao chúng ta không ĐẠO ĐỨC HÓA, TIN MỪNG HÓA, nhập thế như men trong đấu bột đời.
Tôi đang đắm chìm vào những suy nghĩ miên man, bỗng người coi nhà thờ như đang chờ tôi từ lâu khẽ nhắc. Tôi thầm xin lỗi ra về, nhưng lòng như còn muốn ở lại với Chúa biết bao nhiêu.
Trên đường về, với những làn gió thoang thoảng, tôi khẽ hát “Kinh cầu hoà bình” lòng nhẹ nhàng hạnh phúc.
Vâng, lạy Chúa! Chúa đã như cánh buồm mở hướng đời con. Để con có được những suy tư cho riêng mình , nhưng biết đâu lại chẳng đồng hành với những suy tư kẻ khác trong ngày “HỌC HỎI THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 TẠI GIÁO HẠT HÓC MÔN vậy.
Bản thân tôi thì cũng bị cuốn hút theo dòng chảy của đời. Gia đình tôi, các con tôi cũng chao đảo lao vào học hành, thêm giờ, thêm buổi, trường này, trường kia. Làng xóm tôi thì vội vã ngổn ngang với cơm áo gạo tiền, nhà ai nấy biết. Tất cả sự gần gũi Chúa hầu như rất ít. Còn xứ đạo tôi vẫn thế :” một ngày như mọi ngày” không thấy có gì đổi mới.
Quê hương đất nước tôi thì mỗi ngày mỗi tiến bộ văn minh. Đường xá trung ương lộ, thành phố lộ, huyện lộ, hương lộ thay đổi chóng mặt, nhà cao tầng mọc khắp nơi. Người ta đua đòi chạy theo vật chất với nền văn minh Âu Á tràn vào. Các chương trình, ti vi, e-mail, chat, internet... ngần ấy thứ đã đủ cho người ta không còn thời gian nghĩ đến Chúa.
Nhu cầu hưởng thụ càng cao, tiệc tùng linh đình to tát, ăn nhậu, họp lớp, họp bạn, giao tế, sinh nhật, thôi nôi, mừng thọ, nay bày ra kỉ niệm này, mai kỉ niệm kia, làm sao có dư tiền dành cho Chúa, mà Chúa thì rất cần tiền; Bởi vì ngoài trời kia giữa đêm đen, nơi vỉa hè thành phố, Chúa vẫn gõ cửa từng nhà. Chúa là công nhân, là phu quét đường, là người hành khất, Chúa là mảnh ván mục trên nước đọng sình lầy, Chúa sống trong những căn nhà ổ chuột. Người ta bắt Chúa làm đủ thứ trên biển đời khổ hạnh.
Tôi chợt nghĩ về mấy chục năm trước đây, chúng tôi cùng người dân thành phố Hồ Chí Minh này, xếp hàng nhau mua từng kí gạo, kí bo bo. cơm độn sắn khoai thường nhật. Nay ở mai về kinh tế mới. Đúng là thời điểm nhu cầu vật chất chỉ cần CƠM NO ÁO ẤM là đủ. Đi tìm một vũ truờng, một tụ điểm mại dâm, hát karaoke hay kiếm một túi heroin...; Những chuyện chia chồng sẻ vợ, li dị nhau đòi quyền bình đẳng phi luân, ông nem, bà chả quả thật hi hữu. Người ta nói nhiều đến Chúa hơn và bám lấy Chúa như một cứu cánh Thần Thánh, người ta chia sẻ với nhau những lời kinh nguyện. Tôi coi đây như là thời điểm tu thân tích đức vậy.
Giờ đây: Thời điểm của ĂN NGON MẶC ĐẸP, của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh, vật chất hoá,... Nhưng tôi lại thấy những khủng hoảng hóa, tham nhũng hóa, tệ nạn hóa , bạo lực hóa, lừa đảo, gian dối hóa, bất cập hóa, thực dụng hưởng lợi hóa, từ đó đã đẻ ra những vũ trường nhan nhản khắp nơi, mại dâm đứng xếp hàng chờ đến lượt, những tụ điểm hát karaoke, cà phê và bia ôm mọc như nấm. Hàng đống ống chích trơ trơ bên những xóm vắng, tha ma hay những căn nhà hoang như thách đố với nền đạo đức nhân bản của con người đang suy đồi. Bạn bè các con tôi lũ lượt ra trường, lao vào cuộc sống. Họp lớp, nhóm bạn, gặp nhau chẳng đứa nào nói chuyện đạo đức, toàn thầm so găng nhau qua công ăn việc làm, điện thoại di động, xe to, xe nhỏ, qua đồng lương cao thấp, địa vị xã hội, qua những cuộc giao tế ăn chơi ... Lúc này, người ta bán Chúa chứ không còn bám lấy Chúa như xưa.
Tượng thánh giá Chúa đeo dây dù trên cổ ngày xưa mẹ vẫn đeo, giờ còn ai đeo nữa, người ta đeo Chúa bằng vàng, càng to càng giá trị. Coi Chúa là những phương tiện trang sức khoe của. Đó là chưa kể trên những bộ ngực hở hang nơi vũ trường, những tụ điểm ăn chơi. Ơ nơi đó, chắc Chúa cũng phải nghẹt thở hay chóng mặt. Kinh Thánh, Kinh Phật gần như chỉ còn nhường lại cho những nhà chuyên môn. Gia đình ít còn tiếng kinh niệm tụng ngày nào. Tôi coi đây là thời điểm của sự tha hoá nền đạo đức của con người.
Đứng trước thực trạng trên, thực trạng Xã hội hóa như vậy chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng một con người đúng nghĩa, giữa hai phần:
-Đời sống vật chất.
-Đời sống tinh thần (tâm linh).
Trước những giông bão của nền văn minh vật chất ào ạt tràn vào với đầy tha hoá ấy, đang là một thách đố lớn với tất cả mọi tâm hồn muốn sống cho ra người, muốn làm con cái Thiên Chúa.
Một lệnh vụ lớn lao vô cùng với chúng ta nhất là trong “THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010”. Tôi coi như một sự thách đố giữa lòng thời đại.
Làm sao mỗi người chúng ta phải là một chứng tá đức tin!
Làm sao để mọi người không cùng tôn giáo, nhìn chúng ta phải nhận ra rằng họ là người Công giáo,
Linh hồn của tin mừng, chứng tá của đức tin là “Nền Văn Minh Tình Thương”, một nền văn minh biết chia sẻ cùng kẻ khác, với yêu thương và lòng nhân ái, yêu Chúa, yêu người cùng nhau đồng hành tiến về cùng đích là Cha trên trời.
Mọi người chúng ta là con cái Thiên Chúa, người trao ban xứ mạng là phải đi chài cá người, “Rao truyền Văn Hóa Sự Sống” đó là một lệnh vụ khẩn thiết mà ta từ chối, là từ chối chính Ngài. Kẻ không biết thì còn được tha thứ, kẻ biết mà không thi hành thì thật là đáng tội.
Muốn được vậy, mỗi người trong chúng ta phải sống và hành động theo tin mừng của Chúa. Hãy lấy tin mừng, sống và thực hành như lời Đức Khổng Tử:“tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Bằng con đường đó mới đem tin mừng lại cho khắp chúng sinh đang mê ngủ, đắm chìm giữa biển khổ sông sâu thời đại.
Hãy dành nhiều thời giờ tiền bạc cho Chúa, qua việc phục vụ anh em đồng loại của mình, ĐÓ LÀ XÂY DỰNG LẠI MỘT NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG ĐANG SAY NGỦ. Hãy là một vì sao sáng giữa bầu trời đêm đen sa đoạ của nhân loại. Hay một Têrêsa bé nhỏ với đầy nhân đức, đặc biệt là những ước mơ đẹp của Nàng, mà ước mơ đẹp nhất là xin được yêu Chúa như yêu mình, đem tin mừng chia sẻ cùng người khác...
Đứng trước một xã hội cái gì cũng hoá, ĐỦ MỌI THỨ HÓA. Tất cả những hóa này chuyển tiếp cho những hóa kia, và đưa đến cuối cùng là THA HÓA. Tại sao chúng ta không ĐẠO ĐỨC HÓA, TIN MỪNG HÓA, nhập thế như men trong đấu bột đời.
Tôi đang đắm chìm vào những suy nghĩ miên man, bỗng người coi nhà thờ như đang chờ tôi từ lâu khẽ nhắc. Tôi thầm xin lỗi ra về, nhưng lòng như còn muốn ở lại với Chúa biết bao nhiêu.
Trên đường về, với những làn gió thoang thoảng, tôi khẽ hát “Kinh cầu hoà bình” lòng nhẹ nhàng hạnh phúc.
Vâng, lạy Chúa! Chúa đã như cánh buồm mở hướng đời con. Để con có được những suy tư cho riêng mình , nhưng biết đâu lại chẳng đồng hành với những suy tư kẻ khác trong ngày “HỌC HỎI THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 TẠI GIÁO HẠT HÓC MÔN vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]